• Trang web này sử dụng cookie. Tiếp tục sử dụng trang web này đồng nghĩa với việc bạn đồng ý sử dụng cookie của chúng tôi. Tìm hiểu thêm.

Hải Dương 101 điều cần biết về ngành logistics

HRchannels

Hội viên lâu năm
#1
Ngành logistics hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ bởi cơ hội việc làm đa dạng, thu nhất tốt và nhiều cơ hội thăng tiến. Vậy bạn đã biết những gì về ngành logistics? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu những thông tin thú vị về ngành logistics – xu hướng nghề nghiệp của thế hệ trẻ qua bài viết dưới đây nhé!
Các vị trí trong ngành Logistics
Ngành logistics mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội việc làm đa dạng. Sau đây là một số vị trí việc làm phổ biến trong ngành mà bạn nên biết:
1- Nhân viên hải quan
Vị trí nhân viên hải quan giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như quản lý việc luân chuyển hàng hóa tại cảng, đảm bảo không xảy ra ùn ứ tại cảng. Đây cũng là công việc thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ.
2- Nhân viên hiện trường
Yêu cầu đối với Nhân viên hiện trường khá đơn giản về ngoại ngữ và chuyên môn nên rất phù hợp với sinh viên mới ra trường. Công việc chính của vị trí này là đi đến các kho bãi, bến cảng để làm thủ tục thông quan và nhận hàng. Các công ty Forwarder và công ty dịch vụ khai báo Hải quan rất thường tuyển dụng vị trí này.
3- Nhân viên chăm sóc khách hàng
Công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng ngành logistics không chỉ là tư vấn, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho khách hàng, mà họ còn phải liên tục cập nhật tình hình vận chuyển hàng hóa để báo cho khách hàng.
4- Chuyên viên thanh toán quốc tế
Trách nhiệm của vị trí này là thực hiện các giao dịch quốc tế. Vì vậy yêu cầu đầu tiên đối với vị trí này là phải cẩn thận và có kiến thức chuyên môn vững vàng.
>>>> Xem thêm: Logistics là gì? Tìm hiểu A-Z về ngành Logistics
5- Nhân viên giao nhận vận tải (Forwarder)
Dựa trên kế hoạch đã đặt ra, nhân viên giao nhận sẽ thực hiện tất cả các khâu trong việc vận chuyển thư từ, hàng hóa. Họ cần theo dõi sát việc bốc hàng lên phương tiện và chọn lộ trình phù hợp để giao hàng đúng hạn.
6- Chuyên viên thu mua (Purchasing Staff)
Trách nhiệm của chuyên viên thu mua là phải đảm bảo các nguyên liệu và dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất được mua từ những nhà cung cấp uy tín, với mức giá tốt nhất. Chuyên viên thu mua sẽ phải liên tục cập nhật thông tin về giá và các nguyên vật liệu mới. Đồng thời họ cũng phải đảm bảo mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp qua việc đàm phán giá và thời gian giao hàng.
7- Nhân viên cảng / Depot / ICD
Nhân viên cảng có trách nhiệm điều phối việc Nhân viên cảng có trách nhiệm điều phối việc đưa các container lên tàu hoặc từ tàu xuống cảng sao cho thuận lợi và đúng quy định.
8- Nhân viên chứng từ (Document Staff)
Nhiệm vụ của nhân viên chứng từ là thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu. Họ phải đảm bảo tính chính xác của các loại chứng từ và đảm bảo việc giao hàng được thực hiện đúng quy trình và thủ tục pháp lý.
9- Nhân viên kinh doanh (Sales)
Nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh chính là bán hàng. Trong ngành logistics thì sản phẩm họ cần bán là dịch vụ vận chuyển.
10- Nhân viên kho bãi, cung ứng (Warehouse Staff)
Trách nhiệm của nhân viên kho là quản lý kho hàng. Họ cần quản lý việc lấy sản phẩm từ đâu, lấy bao nhiêu, phân phối như thế nào, vận chuyển ra sao,…
Mức lương, đãi ngộ trong ngành logistics
Mức lương trung bình trong ngành logistics dành cho nhân sự mới là từ 6 – 8 triệu / tháng. Mức lương khởi điểm có thể từ 4 – 5 triệu, mức lương cao nhất từ 15 – 20 triệu.
Nhìn chung mức lương khởi điểm trong ngành logistics không quá cao, chỉ tương đương với những ngành nghề khác. Tuy vậy...
(Xem tại: Ngành logistics – xu hướng nghề nghiệp của thế hệ trẻ)