Các câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếucó vẻ là những câu hỏi phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn đối với bất kỳ vị trí công việc nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trả lời câu hỏi này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang chuẩn bị cho câu hỏi này, bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn khác. Bài viết sẽ dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn trình bày sáng tỏ nhất về câu hỏi Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bạn là gì?. Câu hỏi kinh điển được hãng HRchannels thống kê là một trong số những câu hỏi nhiều nhất trong mọi cuộc phỏng vấn tuyển dụng.
1. Điểm yếu của bản thân
Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đồng thời hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong một câu hỏi. Trường hợp này thường khá hiếm. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị trước. Hãy nói về điểm yếu trước. Khi này, bạn có thể kết thúc phần trả lời của bạn bằng những ý tích cực.
1.1. Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu
Hãy giải quyết vấn đề khó hơn trước. Ai cũng có điểm yếu. Tuy nhiên, ai muốn thừa nhận điều này? Đặc biệt là trong một cuộc phỏng vấn đầy tính cạnh tranh?
Khi thảo luận về điểm yếu, bạn có thể nói về những điểm liên quan đến đặc điểm nhân cách hoặc kỹ năng, tùy thuộc vào yêu cầu của vị trí mà bạn ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí công việc liên quan đến quan hệ khách hàng, hãy tập trung vào đặc điểm nhân cách. Nếu đó là một vị trí việc làm liên quan đến kỹ thuật, điểm yếu liên quan đến kỹ năng nên được quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên, đừng nói đến những điểm yếu khiến bạn không phù hợp với vị trí đó. Ví dụ, nếu công việc liên quan đến chăm sóc khách hàng, đừng nói rằng điểm yếu của bạn là giao tiếp kém.
Đối với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo cách: Trước hết, nêu điểm yếu đó là gì. Tiếp đó, bạn có thể nêu thêm một bối cảnh hoặc câu chuyện liên quan. Điều này có thể cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn trong việc tự nhận thức về điểm yếu cũng như hướng phát triển và cải thiện điểm yếu đó. Điều quan trọng là trong câu trả lời của bạn luôn phải có ý tích cực.
Xem thêm: Điểm mạnh nhất của anh/chị là gì?
1.2. Ví dụ về điểm yếu
Hãy trung thực khi nói về điểm yếu của bạn. Bạn nên chọn những điểm yếu không liên quan đến những phẩm chất và kỹ năng thiết yếu cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
- Thiếu tính tổ chức, sắp xếp
- Quá nhạy cảm
- Hay tự chỉ trích bản thân
- Thiếu kinh nghiệm thực hành các kỹ năng (các kỹ năng này không phải các kỹ năng thiết yếu)
- Không tự tin trước đám đông
- Thiếu tập trung
- Thực hiện quá nhiều việc cùng một lúc
- Kỹ năng phân công nhiệm vụ không tốt
1.3. Ví dụ câu hỏi về điểm yếu
Nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi về điểm yếu dưới nhiều dạng khác nhau:
- Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
- Bạn thấy phần nào của công việc này sẽ là thách thức lớn nhất đối với bạn?
- Bạn thấy việc đưa ra quyết định nào là khó khăn nhất?
- Bạn đã từng bị sếp chỉ trích điều gì?
Xem ngay tại: Tiết lộ cách nêu Điểm Mạnh, Điểm Yếu của bản thân trong phỏng vấn
1. Điểm yếu của bản thân
Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đồng thời hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong một câu hỏi. Trường hợp này thường khá hiếm. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị trước. Hãy nói về điểm yếu trước. Khi này, bạn có thể kết thúc phần trả lời của bạn bằng những ý tích cực.
1.1. Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu
Hãy giải quyết vấn đề khó hơn trước. Ai cũng có điểm yếu. Tuy nhiên, ai muốn thừa nhận điều này? Đặc biệt là trong một cuộc phỏng vấn đầy tính cạnh tranh?
Khi thảo luận về điểm yếu, bạn có thể nói về những điểm liên quan đến đặc điểm nhân cách hoặc kỹ năng, tùy thuộc vào yêu cầu của vị trí mà bạn ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí công việc liên quan đến quan hệ khách hàng, hãy tập trung vào đặc điểm nhân cách. Nếu đó là một vị trí việc làm liên quan đến kỹ thuật, điểm yếu liên quan đến kỹ năng nên được quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên, đừng nói đến những điểm yếu khiến bạn không phù hợp với vị trí đó. Ví dụ, nếu công việc liên quan đến chăm sóc khách hàng, đừng nói rằng điểm yếu của bạn là giao tiếp kém.
Đối với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo cách: Trước hết, nêu điểm yếu đó là gì. Tiếp đó, bạn có thể nêu thêm một bối cảnh hoặc câu chuyện liên quan. Điều này có thể cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn trong việc tự nhận thức về điểm yếu cũng như hướng phát triển và cải thiện điểm yếu đó. Điều quan trọng là trong câu trả lời của bạn luôn phải có ý tích cực.
Xem thêm: Điểm mạnh nhất của anh/chị là gì?
1.2. Ví dụ về điểm yếu
Hãy trung thực khi nói về điểm yếu của bạn. Bạn nên chọn những điểm yếu không liên quan đến những phẩm chất và kỹ năng thiết yếu cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
- Thiếu tính tổ chức, sắp xếp
- Quá nhạy cảm
- Hay tự chỉ trích bản thân
- Thiếu kinh nghiệm thực hành các kỹ năng (các kỹ năng này không phải các kỹ năng thiết yếu)
- Không tự tin trước đám đông
- Thiếu tập trung
- Thực hiện quá nhiều việc cùng một lúc
- Kỹ năng phân công nhiệm vụ không tốt
1.3. Ví dụ câu hỏi về điểm yếu
Nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi về điểm yếu dưới nhiều dạng khác nhau:
- Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
- Bạn thấy phần nào của công việc này sẽ là thách thức lớn nhất đối với bạn?
- Bạn thấy việc đưa ra quyết định nào là khó khăn nhất?
- Bạn đã từng bị sếp chỉ trích điều gì?
Xem ngay tại: Tiết lộ cách nêu Điểm Mạnh, Điểm Yếu của bản thân trong phỏng vấn
Xem thêm các chủ đề tạo bởi Headhunter HRchannels