• Trang web này sử dụng cookie. Tiếp tục sử dụng trang web này đồng nghĩa với việc bạn đồng ý sử dụng cookie của chúng tôi. Tìm hiểu thêm.

Tin mới Châu Âu đối mặt với hạn hán nghiêm trọng nhất trong 500 năm, nhiều nơi phát báo động đỏ

Hải Dương Plus

Hội viên lâu năm
#1
Tại Brussels dẫn đánh giá của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chung của EU (JRC) cho biết hạn hán năm nay tại châu Âu được cho là tồi tệ nhất trong vòng 500 năm trở lại đây.
chau-au-doi-mat-voi-han-han-nghiem-trong-nhat-trong-500-nam-nhieu-noi-phat-bao-dong-do-36-084628.jpg
Đáy hồ chứa La Vinuela ở Malaga, Tây Ban Nha khô nứt nẻ do hạn hán ngày 18.8.2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo dữ liệu mới được IRC công bố, hơn một nửa châu Âu đang có nguy cơ hạn hán. Ngoài ra, 17% diện tích châu Âu đang trong tình trạng báo động đỏ, tức là ở mức độ thiếu nước trầm trọng. Tình trạng hạn hán thể hiện rõ ở Italy, Đông Nam và Tây Bắc nước Pháp, Đông Đức, Đông Âu, Nam Na Uy và các vùng rộng lớn của khu vực Balkan. Đã có mưa ở một số khu vực trong tuần qua, song tình trạng hạn hán nói chung đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi JRC cập nhật kết quả lần cuối hồi tháng 7.
Ủy viên nghiên cứu của Liên minh châu Âu (EU), ông Mariya Gabriel, cho biết mực nước ở các sông ngòi đang giảm mạnh và đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng ... trên mức thông thường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng cũng như ngành nông nghiệp. Theo báo cáo của JRC, dự báo sản lượng ngũ cốc, ngô, đậu nành và hoa hướng dương của EU thấp hơn 10% so với mức trung bình 5 năm qua.
Thiếu mưa nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến hầu hết các con sông trên khắp châu Âu. Điều này đã gây ra “tác động nghiêm trọng” đến ngành năng lượng. Nắng nóng khắc nghiệt đã làm giảm lượng nước và làm mất khả năng hoạt động của các nhà máy thủy điện trên khắp châu Âu. Na Uy, một quốc gia xuất khẩu điện và là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn thứ hai của châu Âu, sẽ giới hạn lượng điện xuất khẩu nếu mực nước trong các trạm thủy điện của họ xuống mức quá thấp. Việc thiếu nước làm mát cũng khiến các nhà máy phát điện ở Pháp và các nơi khác phải cắt giảm sản lượng điện hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn. Và mực nước sông thấp đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển than trên sông.
Báo cáo của JRC cảnh báo tình trạng nóng hơn và khô hơn có thể kéo dài đến tháng 11 ở phía Tây Địa Trung Hải. Hạn hán nghiêm trọng cũng được dự đoán sẽ kéo dài thêm 3 tháng nữa ở Tây Ban Nha, miền Đông Bồ Đào Nha và dọc theo bờ biển Croatia.
Cho đến nay, cháy rừng đã thiêu rụi khoảng 660.000 ha đất, nhiều hơn 56% so với diện tích rừng bị cháy cao nhất trước đó vào năm 2017 (420.913 ha).
Nguy cơ hỏa hoạn ở Bồ Đào Nha cao đến cực điểm trên hầu hết đất nước. Ngày 22.8, Ủy ban châu Âu cho biết họ đã điều động 2 máy bay chữa cháy từ Hy Lạp để giúp Bồ Đào Nha chữa cháy rừng ở miền Bắc nước này.