Như các bạn đã biết quản lý hiệu quả chi phí mua hàng sẽ có tác động tích cực lên lợi nhuận của doanh nghiệp. Cũng vì điều này mà Procurement trở thành hoạt động giữ vai trò quan trọng đối với sự thành bại của một doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu Procurement là gì hay chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu về procurement với Ms Uptalent qua bài viết sau đây nhé!
Procurement là gì?
Procurement được hiểu đơn giản là thu mua. Đây là quá trình bao gồm việc lập kế hoạch, xây dựng chiến lược mua hàng và duy trì hoạt động mua hàng của các doanh nghiệp.
Đối tượng của hoạt động thu mua là các nguyên vật liệu, dịch vụ cần thiết để sản xuất ra sản phẩm; các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất; hoặc các hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.
Ngày nay quá trình procurement không chỉ đơn thuần là hoạt động thu mua hàng hóa mà còn là chiến lược sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Với vai trò nền tảng cho các hoạt động kế tiếp, hoạt động Procurement cần được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với mục tiêu và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế tối đa những sai lệch về số lượng sản xuất và giá thành sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp, hoạt động procurement được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách. Người đứng đầu bộ phận là Procurement Manager. Hỗ trợ cho người đứng đầu bộ phận là các nhân viên procurement, nhân viên hành chính.
Sự khác biệt giữa purchasing và procurement là gì?
Khi nói đến hoạt động mua hàng, chúng ta thường sử dụng hai thuật ngữ purchasing và procurement thay thế cho nhau. Vậy bạn có cho rằng hai thuật ngữ này là một hay không?
Câu trả lời là không bạn nhé! Thực chất hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau. Cả hai có phạm vi và chức năng hoạt động khác nhau.
Nếu như procurement có chức năng chiến lược thì purchasing chỉ là một quy trình chiến thuật nhằm đạt được hiệu quả mua hàng cao nhất.
Procurement có phạm vi hoạt động rộng hơn purchasing. Nó bao gồm tất cả các hoạt động trước, trong và sau mua hàng. Trong khi đó, purchasing chỉ là chức năng giao dịch của procurement. Nói cách khác purchasing là một tập hợp con của procurement.
Giờ thì bạn đã hiểu được sự khác biệt giữa purchasing và procurement rồi đúng không. Đừng nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này nữa nhé!
Những kỹ năng quan trọng nhất của một procurement là gì?
Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà sẽ có những yêu cầu riêng về kiến thức, kỹ năng đối với nhân viên procurement. Tuy nhiên để làm nghề procurement bạn cần có kiến thức cơ bản về kinh doanh và những kỹ năng quan trọng sau:
Thứ nhất, khả năng dự đoán xu hướng thị trường. Với nghề procurement khả năng dự đoán xu hướng thị trường sẽ giúp bạn có các chính sách thu mua phù hợp. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mua hàng, giảm lãng phí trong chuỗi cung ứng và gia tăng lợi nhuận.
Thứ hai, kỹ năng đàm phán. Đây là kỹ năng cốt lõi của một procurement. Bởi vì tại vị trí này bạn vừa là người mua hàng mà cũng là người cung ứng hàng. Với vai trò là người mua hàng bạn sẽ đàm phán với nhà cung cấp để có được mức giá tốt nhất. Còn trong vai trò của người cung ứng, bạn sẽ phải thuyết phục khách hàng lựa chọn và sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp cung cấp.
Thứ ba, năng động, sáng tạo và nhạy bén. Thị trường hàng hóa luôn biến động không ngừng. Thêm vào đó nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi liên tục. Do đó không nắm bắt được thị trường sẽ khiến bạn trở thành người thất bại trong hoạt động thu mua.
Xem thêm tại: https://hrchannels.com/uptalent/procurement-la-gi-cung-tim-hieu-ve-procurement.html
Procurement là gì?
Procurement được hiểu đơn giản là thu mua. Đây là quá trình bao gồm việc lập kế hoạch, xây dựng chiến lược mua hàng và duy trì hoạt động mua hàng của các doanh nghiệp.
Đối tượng của hoạt động thu mua là các nguyên vật liệu, dịch vụ cần thiết để sản xuất ra sản phẩm; các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất; hoặc các hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.
Ngày nay quá trình procurement không chỉ đơn thuần là hoạt động thu mua hàng hóa mà còn là chiến lược sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Với vai trò nền tảng cho các hoạt động kế tiếp, hoạt động Procurement cần được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với mục tiêu và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế tối đa những sai lệch về số lượng sản xuất và giá thành sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp, hoạt động procurement được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách. Người đứng đầu bộ phận là Procurement Manager. Hỗ trợ cho người đứng đầu bộ phận là các nhân viên procurement, nhân viên hành chính.
Sự khác biệt giữa purchasing và procurement là gì?
Khi nói đến hoạt động mua hàng, chúng ta thường sử dụng hai thuật ngữ purchasing và procurement thay thế cho nhau. Vậy bạn có cho rằng hai thuật ngữ này là một hay không?
Câu trả lời là không bạn nhé! Thực chất hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau. Cả hai có phạm vi và chức năng hoạt động khác nhau.
Nếu như procurement có chức năng chiến lược thì purchasing chỉ là một quy trình chiến thuật nhằm đạt được hiệu quả mua hàng cao nhất.
Procurement có phạm vi hoạt động rộng hơn purchasing. Nó bao gồm tất cả các hoạt động trước, trong và sau mua hàng. Trong khi đó, purchasing chỉ là chức năng giao dịch của procurement. Nói cách khác purchasing là một tập hợp con của procurement.
Giờ thì bạn đã hiểu được sự khác biệt giữa purchasing và procurement rồi đúng không. Đừng nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này nữa nhé!
Những kỹ năng quan trọng nhất của một procurement là gì?
Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà sẽ có những yêu cầu riêng về kiến thức, kỹ năng đối với nhân viên procurement. Tuy nhiên để làm nghề procurement bạn cần có kiến thức cơ bản về kinh doanh và những kỹ năng quan trọng sau:
Thứ nhất, khả năng dự đoán xu hướng thị trường. Với nghề procurement khả năng dự đoán xu hướng thị trường sẽ giúp bạn có các chính sách thu mua phù hợp. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mua hàng, giảm lãng phí trong chuỗi cung ứng và gia tăng lợi nhuận.
Thứ hai, kỹ năng đàm phán. Đây là kỹ năng cốt lõi của một procurement. Bởi vì tại vị trí này bạn vừa là người mua hàng mà cũng là người cung ứng hàng. Với vai trò là người mua hàng bạn sẽ đàm phán với nhà cung cấp để có được mức giá tốt nhất. Còn trong vai trò của người cung ứng, bạn sẽ phải thuyết phục khách hàng lựa chọn và sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp cung cấp.
Thứ ba, năng động, sáng tạo và nhạy bén. Thị trường hàng hóa luôn biến động không ngừng. Thêm vào đó nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi liên tục. Do đó không nắm bắt được thị trường sẽ khiến bạn trở thành người thất bại trong hoạt động thu mua.
Xem thêm tại: https://hrchannels.com/uptalent/procurement-la-gi-cung-tim-hieu-ve-procurement.html