Headhunter là gì?
Headhunter hay còn được gọi bằng những cái tên khác như chuyên viên tuyển dụng cấp cao, “người đi săn chất xám” hay “thợ săn đầu người” là những người làm trong ngành dịch vụ tư vấn, tuyển dụng nhân sự theo các đơn đặt hàng của các công ty. Nói một cách khác, họ đóng vai trò là cầu nối giữa nhân tài và các doanh nghiệp.
Để hiểu được tầm quan trọng của ngành nghề này, hãy bắt đầu đi từ câu hỏi "Tại sao có lại loại hình Headhunter?". Theo ông Nguyễn Đức Chính, Tổng Giám đốc điều hành hãng Headhunter HRchannels Group: "Vào giữa thế kỷ XX, khi mà các hãng sản xuất công nghiệp lớn ra đời tại phương Tây, quy mô sản xuất là quy mô tập đoàn, trong đó có hệ thống liên kết chuỗi cung lớn. Với quy mô đó, các nhà máy lớn được đầu tư với lượng tài chính khổng lồ, việc phát triển và bán hàng được liên kết chặt chẽ bởi những hợp đồng kinh tế lớn, có nhiều ràng buộc. Vì vậy, áp lực để R&D, sản xuất và cung ứng sản phẩm đúng hạn là một yếu luôn được đưa vào mô hình quản trị rủi ro của Ban điều hành. Khi đầu tư hạ tầng lớn, R&D mạnh, liên kết chuỗi cung ứng chặt trẽ, việc bố trí nhân sự cốt lõi (key) để vận hành thông suốt không phải là chi phí đơn thuần, khi đó con người cốt lõi đã trở thành khoản đầu tư không thể thiếu, giống như đầu tư Tiền hoặc Máy móc. Đó là khi hoạt động headhunter được ra đời để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Các tập đoàn dù vẫn duy trì đội ngũ tuyển dụng nội bộ nhưng không thể không dùng dịch vụ headhunter. Bởi đơn giản, chi phí khấu hao tài sản và cơ hội kinh doanh khi "đợi tuyển người từ HR nội bộ" sẽ lớn hơn rất nhiều chi phí 2-3 tháng lương cho hãng săn đầu người, vốn chỉ săn thành công trong 3-7 ngày....". Khoảng nửa thế kỉ sau đó, vào đầu những năm 2000, thị trường Việt Nam nhận được vốn đầu tư nước ngoài của các hãng Fortune 500 và cùng với đó là sự du nhập và phát triển mạnh mẽ của dịch vụ headhunter.
Hiện nay, Công ty headhunter ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng trong các mô hình tuyển dụng hiện đại. Để vận hành bộ máy doanh nghiệp, nhân sự cấp cao là những mắt xích không thể thiếu. Khi một mắt xích xảy ra vấn đề, Headhunter sẽ là người cứu cánh, bằng cách giúp các ứng viên và doanh nghiệp “tìm một nửa hoàn hảo” của mình trong thời gian ngắn nhất, nhanh nhất!
Xem thêm: Headhunter là gì? Bí quyết thành công cho Headhunter tại Việt Nam
Quy trình Headhunter tuyển dụng và phỏng vấn ứng viên như thế nào?
Các headhunter chuyên nghiệp luôn tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt các bước, cụ thể như sau:
1. Tiếp cận, sàng lọc ứng viên phù hợp với đặc thù công việc và văn hóa nhà tuyển dụng
Khi đã tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng từ khách hàng là những doanh nghiệp, tổ chức đang có nhu cầu bổ sung nhân sự, công ty headhunter thông qua phần mềm quản lý tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ sàng lọc tự động danh sách ứng viên phù hợp từ một cơ sở dữ liệu ứng viên sẵn có. Nếu bạn ứng tuyển trực tiếp qua headhunter, gần như 100% bạn sẽ được chuyên gia headhunter liên lạc để tìm hiểu nhu cầu và kinh nghiệm của bạn trong quy trình sàng lọc ứng viên. Thường khi sàng lọc qua headhunter, hồ sơ của bạn luôn được đánh giá nhanh và chính xác, vì các headhunter có kỹ năng xuất sắc trong việc phân tích hồ sơ ứng viên.
2. Tiến hành đánh giá, phỏng vấn ứng viên
Sau khi sàng lọc, công ty headhunter sẽ chủ động liên lạc với ứng viên để trao đổi và tiếp nhận phản hồi của ứng viên. Nếu ứng viên đồng ý tham gia ứng tuyển, công ty headhunter sẽ tiến hành lên lịch phỏng vấn cụ thể.
Tùy vào hợp đồng đã thỏa thuận với khách hàng, sẽ có 2 sự lựa chọn:
Vòng phỏng vấn của ứng viên sẽ được đánh giá thông qua hệ thống bảng điểm do công ty headhunter và nhà tuyển dụng cùng thống nhất.
Hệ thống ghi nhận điểm trực tiếp ngay trong buổi phỏng vấn giúp tối ưu sự chuẩn xác và nhanh chóng. Ngay sau khi buổi phỏng vấn kết thúc, công cụ phân tích, đánh giá mức độ tương thích của ứng viên sẽ được phần mềm quản lý tuyển dụng thể hiện thành những con số cụ thể ngay lập tức.
Công ty headhunter sẽ hoàn thiện bản báo cáo vòng phỏng vấn đầu tiên và gửi tới nhà tuyển dụng. Đây là một bước không thể thiếu trong quy trình nhằm giúp nhà tuyển dụng thường xuyên cập nhật tiến trình tuyển dụng đang diễn ra, kể cả khi nhà tuyển dụng ủy quyền cho công ty headhunter toàn quyền đánh giá và sàng lọc.
4. Sắp xếp ứng viên gặp trực tiếp BGD công ty tuyển dụng để phỏng vấn
Đây sẽ là vòng quyết định, cần đảm bảo độ tương thích cao nhất với những đặc thù hoạt động sản xuất riêng của doanh nghiệp nên ứng viên sẽ được phỏng vấn trực tiếp bởi nhà tuyển dụng.
Trong một số trường hợp, đại diện công ty headhunter sẽ cùng tham gia để tăng độ khách quan cũng như tính công bằng trong quyết định được đưa ra.
5. Thay mặt ứng viên đàm phán lương và cơ chế với nhà tuyển dụng (nếu cần)
Để tối ưu sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng, cũng như giúp quá trình tuyển dụng diễn ra hiệu quả nhất có thể, công ty headhunter sẽ cử đại diện để hỗ trợ ứng viên trong việc deal lương (nếu ứng viên cảm thấy cần thiết).
6. Hỗ trợ ứng viên tiếp cận công việc mới và sau khi làm việc
Khi nhà tuyển dụng đã tìm được ứng viên ưng ý, công ty headhunter sẽ tiếp tục theo dõi ứng viên trong quá trình thích nghi, làm việc ở môi trường mới, tư vấn thêm cho ứng viên thông tin về doanh nghiệp. Nếu sau một thời gian ngắn, ứng viên không tiếp tục làm việc thì Headhunter cần phải tìm hiểu nguyên do để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp hơn cho lần tuyển dụng sau.
Headhunter hay còn được gọi bằng những cái tên khác như chuyên viên tuyển dụng cấp cao, “người đi săn chất xám” hay “thợ săn đầu người” là những người làm trong ngành dịch vụ tư vấn, tuyển dụng nhân sự theo các đơn đặt hàng của các công ty. Nói một cách khác, họ đóng vai trò là cầu nối giữa nhân tài và các doanh nghiệp.
Để hiểu được tầm quan trọng của ngành nghề này, hãy bắt đầu đi từ câu hỏi "Tại sao có lại loại hình Headhunter?". Theo ông Nguyễn Đức Chính, Tổng Giám đốc điều hành hãng Headhunter HRchannels Group: "Vào giữa thế kỷ XX, khi mà các hãng sản xuất công nghiệp lớn ra đời tại phương Tây, quy mô sản xuất là quy mô tập đoàn, trong đó có hệ thống liên kết chuỗi cung lớn. Với quy mô đó, các nhà máy lớn được đầu tư với lượng tài chính khổng lồ, việc phát triển và bán hàng được liên kết chặt chẽ bởi những hợp đồng kinh tế lớn, có nhiều ràng buộc. Vì vậy, áp lực để R&D, sản xuất và cung ứng sản phẩm đúng hạn là một yếu luôn được đưa vào mô hình quản trị rủi ro của Ban điều hành. Khi đầu tư hạ tầng lớn, R&D mạnh, liên kết chuỗi cung ứng chặt trẽ, việc bố trí nhân sự cốt lõi (key) để vận hành thông suốt không phải là chi phí đơn thuần, khi đó con người cốt lõi đã trở thành khoản đầu tư không thể thiếu, giống như đầu tư Tiền hoặc Máy móc. Đó là khi hoạt động headhunter được ra đời để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Các tập đoàn dù vẫn duy trì đội ngũ tuyển dụng nội bộ nhưng không thể không dùng dịch vụ headhunter. Bởi đơn giản, chi phí khấu hao tài sản và cơ hội kinh doanh khi "đợi tuyển người từ HR nội bộ" sẽ lớn hơn rất nhiều chi phí 2-3 tháng lương cho hãng săn đầu người, vốn chỉ săn thành công trong 3-7 ngày....". Khoảng nửa thế kỉ sau đó, vào đầu những năm 2000, thị trường Việt Nam nhận được vốn đầu tư nước ngoài của các hãng Fortune 500 và cùng với đó là sự du nhập và phát triển mạnh mẽ của dịch vụ headhunter.
Hiện nay, Công ty headhunter ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng trong các mô hình tuyển dụng hiện đại. Để vận hành bộ máy doanh nghiệp, nhân sự cấp cao là những mắt xích không thể thiếu. Khi một mắt xích xảy ra vấn đề, Headhunter sẽ là người cứu cánh, bằng cách giúp các ứng viên và doanh nghiệp “tìm một nửa hoàn hảo” của mình trong thời gian ngắn nhất, nhanh nhất!
Xem thêm: Headhunter là gì? Bí quyết thành công cho Headhunter tại Việt Nam
Quy trình Headhunter tuyển dụng và phỏng vấn ứng viên như thế nào?
Các headhunter chuyên nghiệp luôn tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt các bước, cụ thể như sau:
1. Tiếp cận, sàng lọc ứng viên phù hợp với đặc thù công việc và văn hóa nhà tuyển dụng
Khi đã tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng từ khách hàng là những doanh nghiệp, tổ chức đang có nhu cầu bổ sung nhân sự, công ty headhunter thông qua phần mềm quản lý tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ sàng lọc tự động danh sách ứng viên phù hợp từ một cơ sở dữ liệu ứng viên sẵn có. Nếu bạn ứng tuyển trực tiếp qua headhunter, gần như 100% bạn sẽ được chuyên gia headhunter liên lạc để tìm hiểu nhu cầu và kinh nghiệm của bạn trong quy trình sàng lọc ứng viên. Thường khi sàng lọc qua headhunter, hồ sơ của bạn luôn được đánh giá nhanh và chính xác, vì các headhunter có kỹ năng xuất sắc trong việc phân tích hồ sơ ứng viên.
2. Tiến hành đánh giá, phỏng vấn ứng viên
Sau khi sàng lọc, công ty headhunter sẽ chủ động liên lạc với ứng viên để trao đổi và tiếp nhận phản hồi của ứng viên. Nếu ứng viên đồng ý tham gia ứng tuyển, công ty headhunter sẽ tiến hành lên lịch phỏng vấn cụ thể.
Tùy vào hợp đồng đã thỏa thuận với khách hàng, sẽ có 2 sự lựa chọn:
- Vòng phỏng vấn đầu tiên này sẽ hoàn toàn do phía công ty headhunter thực hiện
- Công ty headhunter kết hợp phòng nhân sự của khách hàng, cùng nhau phỏng vấn ứng viên
Vòng phỏng vấn của ứng viên sẽ được đánh giá thông qua hệ thống bảng điểm do công ty headhunter và nhà tuyển dụng cùng thống nhất.
Hệ thống ghi nhận điểm trực tiếp ngay trong buổi phỏng vấn giúp tối ưu sự chuẩn xác và nhanh chóng. Ngay sau khi buổi phỏng vấn kết thúc, công cụ phân tích, đánh giá mức độ tương thích của ứng viên sẽ được phần mềm quản lý tuyển dụng thể hiện thành những con số cụ thể ngay lập tức.
Công ty headhunter sẽ hoàn thiện bản báo cáo vòng phỏng vấn đầu tiên và gửi tới nhà tuyển dụng. Đây là một bước không thể thiếu trong quy trình nhằm giúp nhà tuyển dụng thường xuyên cập nhật tiến trình tuyển dụng đang diễn ra, kể cả khi nhà tuyển dụng ủy quyền cho công ty headhunter toàn quyền đánh giá và sàng lọc.
4. Sắp xếp ứng viên gặp trực tiếp BGD công ty tuyển dụng để phỏng vấn
Đây sẽ là vòng quyết định, cần đảm bảo độ tương thích cao nhất với những đặc thù hoạt động sản xuất riêng của doanh nghiệp nên ứng viên sẽ được phỏng vấn trực tiếp bởi nhà tuyển dụng.
Trong một số trường hợp, đại diện công ty headhunter sẽ cùng tham gia để tăng độ khách quan cũng như tính công bằng trong quyết định được đưa ra.
5. Thay mặt ứng viên đàm phán lương và cơ chế với nhà tuyển dụng (nếu cần)
Để tối ưu sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng, cũng như giúp quá trình tuyển dụng diễn ra hiệu quả nhất có thể, công ty headhunter sẽ cử đại diện để hỗ trợ ứng viên trong việc deal lương (nếu ứng viên cảm thấy cần thiết).
6. Hỗ trợ ứng viên tiếp cận công việc mới và sau khi làm việc
Khi nhà tuyển dụng đã tìm được ứng viên ưng ý, công ty headhunter sẽ tiếp tục theo dõi ứng viên trong quá trình thích nghi, làm việc ở môi trường mới, tư vấn thêm cho ứng viên thông tin về doanh nghiệp. Nếu sau một thời gian ngắn, ứng viên không tiếp tục làm việc thì Headhunter cần phải tìm hiểu nguyên do để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp hơn cho lần tuyển dụng sau.