Mưa lớn đã làm hơn 4.600 ha sản xuất nông nghiệp bị ngập, hơn 2.000 con gia cầm bị chết và gây sạt lở ở một số vị trí đê điều, thủy lợi xung yếu
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, bão số 3 đã gây mưa lớn và làm ngập úng nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, toàn tỉnh đã có hơn 4.600 ha lúa, rau màu và thủy sản bị ảnh hưởng. Trong đó có hơn 3.000 ha lúa, hơn 1.400 ha rau màu và hơn 160 ha nuôi thủy sản. Hơn 2.000 con gà của các hộ dân tại xã Nam Hồng (Nam Sách) và phường Bến Tắm (Chí Linh) bị thiệt hại; hơn 20 m tường bao của Cụm chống lụt Tuần Mây bị đổ sập.
Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh huy động gần 100 trạm bơm để tiêu úng cho diện tích lúa, rau màu bị ngậpMưa lớn cũng gây 4 sự cố đê điều, thủy lợi. 2 sự cố sạt lở tại đê hữu sông Thái Bình, đoạn qua địa bàn huyện Tứ Kỳ, cả 2 sự cố sự cố sạt mái đê phía đồng có chiều dài từ 10 - 15m. Một sự cố làm sạt bờ sông thuộc thôn Long Động, xã Nam Tân (Nam Sách) thuộc tuyến đê hữu Kinh Thầy. Sự cố có chiều dài từ 1-3m, xói vào bãi sông 6 m. Tại hệ thống Bắc Hưng Hải, mưa lớn làm sạt lở 6m kênh Kim Sơn đoạn qua địa bàn xã Liên Hồng (TP Hải Dương).
Các địa phương, đơn vị đang tích cực trong việc gạn tháo, bơm động lực để tiêu thoát nước. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã huy động gần 100 trạm bơm với hơn 500 máy để bơm tiêu úng cho các khu vực bị ngập sâu. Hiện nay, do nước chảy dồn từ trong đồng nên lượng nước lớn tập trung tại các cống và trạm bơm. Dự báo, nếu thời tiết thuận lợi thì tới hết ngày 27.8 sẽ cơ bản bơm tiêu úng xong.
Cẩm Giàng tiêu thoát úng nhanh cho 211 ha lúa và hoa màu
Tính đến 7 giờ sáng 26.8, toàn huyện có 103 ha lúa và 108 ha rau màu bị ngập úng, tập trung ở các xã Đức Chính, Cẩm Văn, Cẩm Vũ, Cẩm Điền, Ngọc Liên và Thạch Lỗi.
Khu vực ngoài bãi sông, diện tích rau màu của 2 xã Đức Chính và Cẩm Văn chưa bị ảnh hưởng do tiêu thoát tốt. Đến 12 giờ ngày 26.8, huyện Cẩm Giàng đã cơ bản tiêu úng kịp thời cho 211 ha lúa và hoa màu.
Các trạm bơm Tiên Kiều (xã Đức Chính), Văn Thai (Cẩm Văn), Ghẽ (xã Tân Trường), An Hóa (thị trấn Lai Cách), Cẩm Đông... đã chủ động gạn tháo nước đệm.
70% diện tích trồng hoa ở thôn Phù Liễn bị ngập nước
Trận mưa lớn, dồn dập vào đêm và rạng sáng 26.8 khiến trên 70% diện tích trồng hoa ở thôn Phù Liễn, xã Hồng Phong (Nam Sách) bị ngập nước.
Các hộ trồng đào bơm tiêu thoát nước sáng 26.8Thôn Phù Liễn đã khẩn trương cùng nông dân khắc phục, khơi thông dòng chảy, huy động máy bơm của các gia đình để bơm tiêu úng.
Đối với diện tích trồng đào, đến 4 giờ sáng đã bị ngập đến tận mặt luống, có nơi ngập quá gốc cây. Đến 11 giờ trưa, cơ bản nước đã được bơm rút. Tuy nhiên, đặc tính cây đào không ưa nước, mưa, ngập sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí nhiều cây có khả năng sẽ bị chết nếu gặp nắng ngay.
2 mẫu hoa giống của hộ anh Nguyễn Văn Chiến đã bị ngập nước, nhiều khả năng quá nửa số cây sẽ bị chết
Các diện tích trồng cây hoa giống, ngay cả trong nhà màng, nhà lưới cũng bị ảnh hưởng nhiều. Hộ anh Nguyễn Văn Chiến có 3 mẫu trồng hoa giống thì có tới hơn 2 mẫu bị ngập, nhiều khả năng quá nửa số cây sẽ bị chết.
Toàn thôn Phù Liễn có gần 30 ha trồng hoa và cây cảnh. Với người dân thôn Phù Liễn, trồng hoa và cây cảnh mang lại thu nhập chính nên nông dân mong muốn ngành chức năng sớm có hướng dẫn các biện pháp khắc phục để hạn chế ảnh hưởng, giúp cây hồi phục để làng nghề có hoa phục vụ Tết.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, bão số 3 đã gây mưa lớn và làm ngập úng nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, toàn tỉnh đã có hơn 4.600 ha lúa, rau màu và thủy sản bị ảnh hưởng. Trong đó có hơn 3.000 ha lúa, hơn 1.400 ha rau màu và hơn 160 ha nuôi thủy sản. Hơn 2.000 con gà của các hộ dân tại xã Nam Hồng (Nam Sách) và phường Bến Tắm (Chí Linh) bị thiệt hại; hơn 20 m tường bao của Cụm chống lụt Tuần Mây bị đổ sập.
Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh huy động gần 100 trạm bơm để tiêu úng cho diện tích lúa, rau màu bị ngập
Các địa phương, đơn vị đang tích cực trong việc gạn tháo, bơm động lực để tiêu thoát nước. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã huy động gần 100 trạm bơm với hơn 500 máy để bơm tiêu úng cho các khu vực bị ngập sâu. Hiện nay, do nước chảy dồn từ trong đồng nên lượng nước lớn tập trung tại các cống và trạm bơm. Dự báo, nếu thời tiết thuận lợi thì tới hết ngày 27.8 sẽ cơ bản bơm tiêu úng xong.
Cẩm Giàng tiêu thoát úng nhanh cho 211 ha lúa và hoa màu
Tính đến 7 giờ sáng 26.8, toàn huyện có 103 ha lúa và 108 ha rau màu bị ngập úng, tập trung ở các xã Đức Chính, Cẩm Văn, Cẩm Vũ, Cẩm Điền, Ngọc Liên và Thạch Lỗi.
Khu vực ngoài bãi sông, diện tích rau màu của 2 xã Đức Chính và Cẩm Văn chưa bị ảnh hưởng do tiêu thoát tốt. Đến 12 giờ ngày 26.8, huyện Cẩm Giàng đã cơ bản tiêu úng kịp thời cho 211 ha lúa và hoa màu.
Các trạm bơm Tiên Kiều (xã Đức Chính), Văn Thai (Cẩm Văn), Ghẽ (xã Tân Trường), An Hóa (thị trấn Lai Cách), Cẩm Đông... đã chủ động gạn tháo nước đệm.
70% diện tích trồng hoa ở thôn Phù Liễn bị ngập nước
Trận mưa lớn, dồn dập vào đêm và rạng sáng 26.8 khiến trên 70% diện tích trồng hoa ở thôn Phù Liễn, xã Hồng Phong (Nam Sách) bị ngập nước.
Các hộ trồng đào bơm tiêu thoát nước sáng 26.8
Đối với diện tích trồng đào, đến 4 giờ sáng đã bị ngập đến tận mặt luống, có nơi ngập quá gốc cây. Đến 11 giờ trưa, cơ bản nước đã được bơm rút. Tuy nhiên, đặc tính cây đào không ưa nước, mưa, ngập sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí nhiều cây có khả năng sẽ bị chết nếu gặp nắng ngay.
2 mẫu hoa giống của hộ anh Nguyễn Văn Chiến đã bị ngập nước, nhiều khả năng quá nửa số cây sẽ bị chết
Các diện tích trồng cây hoa giống, ngay cả trong nhà màng, nhà lưới cũng bị ảnh hưởng nhiều. Hộ anh Nguyễn Văn Chiến có 3 mẫu trồng hoa giống thì có tới hơn 2 mẫu bị ngập, nhiều khả năng quá nửa số cây sẽ bị chết.
Toàn thôn Phù Liễn có gần 30 ha trồng hoa và cây cảnh. Với người dân thôn Phù Liễn, trồng hoa và cây cảnh mang lại thu nhập chính nên nông dân mong muốn ngành chức năng sớm có hướng dẫn các biện pháp khắc phục để hạn chế ảnh hưởng, giúp cây hồi phục để làng nghề có hoa phục vụ Tết.