Nhiều người trẻ dùng thuốc lá điện tử (TLĐT) vì cho rằng nó hơn thuốc lá thông thường về kiểu dáng, màu sắc bắt mắt và mùi hương. Thế nhưng, ngoài nicotine gây nghiện, trong TLĐT còn chứa nhiều hóa chất gây nguy hại cho sức khoẻ.
Anh N.V.T. ở TP Hải Dương từng có 2 năm hút thuốc lá điện tử nhưng nay đã bỏ hẳn vì sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ (ảnh trái). Thuốc lá điện tử độc hại chẳng khác mấy so với thuốc lá điếu thông thường (ảnh phải internet)
Nguy hại
Năm 2020, Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) đã điều tra tình hình sử dụng TLĐT tại 34 tỉnh, thành phố trong cả nước. Kết quả, tỷ lệ hút TLĐT tăng 18 lần so với năm 2015 (từ 0,2% lên 3,6%).
Ở Hải Dương, một bộ phận không nhỏ giới trẻ thích TLĐT. Tại các quán cà phê, bar… không khó bắt gặp những thanh niên cầm trên tay TLĐT nhiều sắc màu, nhả những khói trắng thơm lừng. Nhiều người tin rằng TLĐT không hề có hại, thậm chí có tác dụng dùng để cai thuốc lá thông thường. Anh N.Đ.T. (25 tuổi, ở TP Hải Dương) đã có gần 4 năm hút TLĐT cho biết: “Ngày nào em cũng hút, thuốc thơm, dễ chịu, có hại như thuốc lá đâu mà sợ”.
Nhiều phụ nữ cũng thích TLĐT như nam giới. Cùng nhóm bạn ngồi chờ nhận phòng tại một quán karaoke ở thị xã Kinh Môn, chị N.T.H.N. (21 tuổi) phì phèo điếu TLĐT màu hồng trên tay hồn nhiên nói: “Em hút hơn 1 năm nay. Giờ không hút thấy khó chịu lắm”.
TLĐT sử dụng một thiết bị mô phỏng có chứa chất lỏng bên trong và dùng điện để đốt cháy chất lỏng đó. Chất lỏng sau khi được đốt cháy sẽ biến thành một luồng khói có hương thơm chứa nicotine để người sử dụng hít vào. Nhiều người vẫn lầm tưởng TLĐT không gây hại vì khi hút vào không có mùi khó chịu như hút thuốc lá thông thường. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm chẳng kém gì thuốc lá thường.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Lưu, Giám đốc Bệnh viện Phổi Hải Dương, TLĐT chứa nicotine và nhiều hoá chất độc hại, có thể gây bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ngộ độc, tổn thương não và ung thư. Hút TLĐT không có tác dụng để cai thuốc lá thông thường.
Truyền thông gần đây đưa tin một số sản phẩm TLĐT mới còn chứa chất ADB - BUTINACA gây ảo giác tương tự các chất ma túy thuộc nhóm cần sa tổng hợp được tẩm vào các mẫu thảo mộc. Sử dụng loại TLĐT này sẽ dẫn tới kích thích ảo giác, tăng hoặc tụt huyết áp, yếu cơ, suy tim, suy thận… Ngày 25.7 vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận một nữ bệnh nhân 20 tuổi trong tình trạng hôn mê sâu, suy tim, tổn thương não, gan, do ngộ độc một chất ma túy thế hệ mới có trong TLĐT. Ngày 22.8, 7 học sinh Trường THPT Yên Hưng (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) cũng nhập viện với các biểu hiện buồn nôn, chóng mặt sau khi hút TLĐT.
Nên cấm
Không chỉ thanh niên mà nhiều học sinh dù mới 13-14 tuổi đã lén lút hút TLĐT. Anh N.T.S. ở huyện Tứ Kỳ có con học lớp 8 đã hút TLĐT than thở: “Bạn cháu mách nhưng tôi không tin. Vừa rồi tôi theo dõi, bắt quả tang cháu hút với mấy thanh niên mà không tin đó là sự thật”.
Anh N.V.T. ở TP Hải Dương từng có 2 năm hút TLĐT nhưng nay đã bỏ hẳn. “Tôi thấy nếu Nhà nước cấm TLĐT được thì tốt. Tôi đọc báo, xem mạng xã hội thấy nhiều trường hợp vì hút TLĐT mà nguy hiểm đến tính mạng. Giờ nhiều loại tinh dầu chứa chất gây nghiện, dính vào khó dứt ra lắm”.
Trên thế giới đã có ít nhất 41 quốc gia ra lệnh cấm buôn bán TLĐT. Tại Việt Nam, TLĐT được coi là một dạng thuốc lá, không bị cấm mua bán. Tuy nhiên, trước những tác hại của TLĐT đối với sức khoẻ cộng đồng và nhất là giới trẻ, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước nên cấm TLĐT. Nếu chưa cấm thì cần quy định cụ thể những loại TLĐT nào được phép lưu hành, độ tuổi nào được phép sử dụng.
Các cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn TLĐT không rõ nguồn gốc, chứa chất gây nghiện đã và đang len lỏi trên thị trường. Đẩy mạnh tuyên truyền về những tác hại của thuốc lá nói chung, TLĐT nói riêng để người dân, đặc biệt là giới trẻ nhận thức đầy đủ về nguy cơ bệnh tật mà sớm từ bỏ loại thuốc này.
Anh N.V.T. ở TP Hải Dương từng có 2 năm hút thuốc lá điện tử nhưng nay đã bỏ hẳn vì sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ (ảnh trái). Thuốc lá điện tử độc hại chẳng khác mấy so với thuốc lá điếu thông thường (ảnh phải internet)
Nguy hại
Năm 2020, Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) đã điều tra tình hình sử dụng TLĐT tại 34 tỉnh, thành phố trong cả nước. Kết quả, tỷ lệ hút TLĐT tăng 18 lần so với năm 2015 (từ 0,2% lên 3,6%).
Ở Hải Dương, một bộ phận không nhỏ giới trẻ thích TLĐT. Tại các quán cà phê, bar… không khó bắt gặp những thanh niên cầm trên tay TLĐT nhiều sắc màu, nhả những khói trắng thơm lừng. Nhiều người tin rằng TLĐT không hề có hại, thậm chí có tác dụng dùng để cai thuốc lá thông thường. Anh N.Đ.T. (25 tuổi, ở TP Hải Dương) đã có gần 4 năm hút TLĐT cho biết: “Ngày nào em cũng hút, thuốc thơm, dễ chịu, có hại như thuốc lá đâu mà sợ”.
Nhiều phụ nữ cũng thích TLĐT như nam giới. Cùng nhóm bạn ngồi chờ nhận phòng tại một quán karaoke ở thị xã Kinh Môn, chị N.T.H.N. (21 tuổi) phì phèo điếu TLĐT màu hồng trên tay hồn nhiên nói: “Em hút hơn 1 năm nay. Giờ không hút thấy khó chịu lắm”.
TLĐT sử dụng một thiết bị mô phỏng có chứa chất lỏng bên trong và dùng điện để đốt cháy chất lỏng đó. Chất lỏng sau khi được đốt cháy sẽ biến thành một luồng khói có hương thơm chứa nicotine để người sử dụng hít vào. Nhiều người vẫn lầm tưởng TLĐT không gây hại vì khi hút vào không có mùi khó chịu như hút thuốc lá thông thường. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm chẳng kém gì thuốc lá thường.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Lưu, Giám đốc Bệnh viện Phổi Hải Dương, TLĐT chứa nicotine và nhiều hoá chất độc hại, có thể gây bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ngộ độc, tổn thương não và ung thư. Hút TLĐT không có tác dụng để cai thuốc lá thông thường.
Truyền thông gần đây đưa tin một số sản phẩm TLĐT mới còn chứa chất ADB - BUTINACA gây ảo giác tương tự các chất ma túy thuộc nhóm cần sa tổng hợp được tẩm vào các mẫu thảo mộc. Sử dụng loại TLĐT này sẽ dẫn tới kích thích ảo giác, tăng hoặc tụt huyết áp, yếu cơ, suy tim, suy thận… Ngày 25.7 vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận một nữ bệnh nhân 20 tuổi trong tình trạng hôn mê sâu, suy tim, tổn thương não, gan, do ngộ độc một chất ma túy thế hệ mới có trong TLĐT. Ngày 22.8, 7 học sinh Trường THPT Yên Hưng (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) cũng nhập viện với các biểu hiện buồn nôn, chóng mặt sau khi hút TLĐT.
Nên cấm
Không chỉ thanh niên mà nhiều học sinh dù mới 13-14 tuổi đã lén lút hút TLĐT. Anh N.T.S. ở huyện Tứ Kỳ có con học lớp 8 đã hút TLĐT than thở: “Bạn cháu mách nhưng tôi không tin. Vừa rồi tôi theo dõi, bắt quả tang cháu hút với mấy thanh niên mà không tin đó là sự thật”.
Anh N.V.T. ở TP Hải Dương từng có 2 năm hút TLĐT nhưng nay đã bỏ hẳn. “Tôi thấy nếu Nhà nước cấm TLĐT được thì tốt. Tôi đọc báo, xem mạng xã hội thấy nhiều trường hợp vì hút TLĐT mà nguy hiểm đến tính mạng. Giờ nhiều loại tinh dầu chứa chất gây nghiện, dính vào khó dứt ra lắm”.
Trên thế giới đã có ít nhất 41 quốc gia ra lệnh cấm buôn bán TLĐT. Tại Việt Nam, TLĐT được coi là một dạng thuốc lá, không bị cấm mua bán. Tuy nhiên, trước những tác hại của TLĐT đối với sức khoẻ cộng đồng và nhất là giới trẻ, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước nên cấm TLĐT. Nếu chưa cấm thì cần quy định cụ thể những loại TLĐT nào được phép lưu hành, độ tuổi nào được phép sử dụng.
Các cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn TLĐT không rõ nguồn gốc, chứa chất gây nghiện đã và đang len lỏi trên thị trường. Đẩy mạnh tuyên truyền về những tác hại của thuốc lá nói chung, TLĐT nói riêng để người dân, đặc biệt là giới trẻ nhận thức đầy đủ về nguy cơ bệnh tật mà sớm từ bỏ loại thuốc này.